Trong văn học, một câu chuyện có kết thúc buồn thường là khởi đầu của một hy vọng mới
Đưa ra yêu cầu
– Bài viết phải đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận văn học: có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Thân bài gồm 2-3 đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau nhằm giải thích vấn đề.
– Đặt tên cho vấn đề cần nghị luận: xác định chính xác vấn đề cần suy nghĩ – cách kết thúc một câu chuyện trong tác phẩm văn học: buồn nhưng mở ra hi vọng mới; chọn đúng truyện có kết thúc như vậy, VD: Chí Phèo (Nam Cao), Cô bé bán diêm (Andrexen), Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri), Lời người tử tù (Nguyễn Tuân),…
– Biết lập luận để làm sáng tỏ vấn đề: lập luận logic, thuyết phục; sử dụng các thao tác lập luận phù hợp, trôi chảy, linh hoạt trong phân tích tác phẩm; chỉ ra những diễn biến của mạch truyện và ý nghĩa của đoạn kết.
– Biết lựa chọn dẫn chứng để minh họa cho các luận điểm: chọn chi tiết tiêu biểu, có sức thuyết phục và phân tích, đặc biệt chú trọng phân tích chi tiết cuối cùng làm nên ý nghĩa của câu chuyện.
– Trình bày, diễn đạt: trình bày rõ ràng, diễn đạt chính xác, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ.
Thể hiện sắc thái cá nhân trong bài viết: sáng tạo trong cảm nhận, suy nghĩ, có cách hiểu riêng và có cách thể hiện riêng, độc đáo.
Nguồn: Vietvanhoctro.com